Tuyển sinh đại học 2024

Chỉ tiêu tuyển sinh

Theo Đề án tuyển sinh của Trường Đạo học Hàng hải Việt Nam, năm 2024 Khoa Máy tàu biển dự kiến tuyển 385 sinh viên cho 04 chương trình đào tạo (CTĐT). (xem đề án tuyển sinh tại: www.tuyensinh.vimaru.edu.vn)

Số lượng phân bổ cho các chương trình như sau:

1. Khai thác máy tàu biển (Mã D102): 160 chỉ tiêu

2. Máy tàu thủy (Mã D106): 45 chỉ tiêu

3. Máy & Tự động công nghiệp (Mã D128): 90 chỉ tiêu

4. Quản lý kỹ thuật công nghiệp (Mã D131): 90 chỉ tiêu

Khai thác máy tàu biển và Máy tàu thủy là các chương trình truyền thống của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, gắn với lịch sử 68 năm hình thành và xây dựng Khoa Máy tàu biển. Khai thác máy tàu biển đào tạo ra các sỹ quan máy (engine officers) để vận hành/khai thác hệ thống động lực trên các tàu biển quốc tế. Trong khi, Máy tàu thủy đào tạo những kỹ sư thiết kế hệ động lực tàu thủy và triển khai công nghệ lắp ráp, sửa chữa, kiểm định máy móc hệ động lực tàu thủy. Do mang tính quốc tế đặc trưng của ngành vận tải biển, nên sinh viên tốt nghiệp hai chương trình này sẽ tham gia vào môi trường lao động quốc tế. Ví trí việc làm tiêu biểu của sinh viên tốt nghiệp hai chương trình này như sau:

Khai thác máy tàu biển

- Sỹ quan vận hành máy tàu biển.
- Quản lý kỹ thuật đội tàu biển.
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu biển.
- Khai thác, bảo dưỡng hệ thống năng lượng, hoá chất, dầu khí.

Máy tàu thủy

- Thiết kế hệ thống động lực tàu thuỷ và công trình nổi.
- Triển khai công nghệ chế tạo, lắp ráp, sửa chữa hệ thống động lực.
- Quản lý, khai thác hệ thống năng lượng, hóa chất, dầu khí.
- Tư vấn, thẩm định, giám sát dự án cơ khí – đóng tàu.

Mặc dù được thiết kế cho các vị trí việc làm khác nhau, nhưng với thời lượng chung 80%, sinh viên tốt nghiệp hai chương trình này có thể đảm nhận hầu hết các công việc lẫn nhau. Đối với chương trình Máy tàu thủy, sinh viên có thể lựa chọn đi biển để trở thành sỹ quan máy tàu biển sau khi học bổ sung 02 học phần và có thời gian thực tập trên tàu biển.

Máy & Tự động công nghiệp và Quản lý kỹ thuật công nghiệp là hai chương trình hướng đến  các vị trí việc làm trong hệ thống sản xuất công  nghiệp. Trong khi Máy & Tự động công nghiệp hướng đến các vị trí việc làm thiết kế, tích hợp, bảo dưỡng các máy móc tự động hóa, thì Quản lý kỹ thuật công nghiệp hướng đến các vị trí việc làm vận hành tối ưu các hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Một số vị trí việc làm tiêu biểu như sau:

- Thiết kế tích hợp các hệ thống tự động hóa.

- Bảo trì các máy móc tự động hóa.

Xây dựng kế hoạch sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm.

Thiết kế quy hoạch, xây dựng và quản lý dự án sản xuất.

- Quản lý chất lượng, vận hành tổi ưu các hệ thống sản xuất hiện đại.

- Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0.

Chương trinh trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra (CĐR)

Từ năm 2016, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam bắt đầu chuyển đổi hệ thống đào tạo theo hướng vận hành các CTĐT theo CĐR. Theo đó, Trường áp dụng nguyên lý CDIO (do tổ chức CDIO bao gồm các trường đại học tiên tiến trên thế giới xây dựng) để xây dựng và vận hành các CTĐT. Cho đến nay, sau hai chu kỳ chỉnh sửa, các CTĐT đã được chỉnh sửa, vận hành tối ưu. Trường và các CTĐT đều đạt chuẩn kiểm định của các tổ chức kiểm đinh có uy tín trong nước và quốc tế. Cụ thể một số kết quả kiểm định đã đạt được như sau:

- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Trường chu kỳ thứ 2 (năm 2023) của Hiệp hội các trường đại học Việt Nam.

- Giấy chứng nhận kiểm định cho CTĐT Khai thác máy tàu biển của Mạng lưới các trường đạo học Đông Nam Á (AUN).

Điều kiện để sinh viên Khoa Máy tàu biển có thể tốt nghiệp như sau:

- Hoàn thành chương trình học với điểm trung bình tích lũy từ 2.0/4 trở lên.

- Đạt chứng chỉ tiếng Anh TOEIC quốc tế 450 điểm trở lên.

- Đạt chứng chỉ tin học MOS Word và Excel từ 700 điểm trở lên.

Với giá trị cốt lõi: TRÍ TUỆ - SÁNG TẠO - TRÁCH NHIỆM - NHÂN VĂN, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, Khoa Máy tàu biển nói riêng luôn là địa chỉ đáng tin cậy của người học.